Chừng nào còn khỏe mạnh và đủ ăn thì con vật còn hạnh phúc.
Nhưng có vè điều ấy không đúng lắm với con người. Thời nay dường như ai ai cũng mang nặng một nỗi u sầu nào đó. Nhà toán học kiêm triết gia Russell cho rằng những mối u sầu hiện nay hầu hết chẳng có nguyên nhân cao siêu như chúng ta tưởng.
Trong Chinh phục hạnh phúc, ông khắc họa sinh động một số tâm lý u sầu điển hình trong số triết gia, văn nhân, thầy tu,… mà ông có dịp gặp gỡ hoặc trực tiếp hoặc qua sử sách, trước tác. Đó có thể là tâm lý tự luyến, vị kỷ, đời riêng thiếu thốn tình dục và cảm thông mà một số triết gia mắc phải. Đó có thể là tình cảm bi lỵ của mố số văn nhân, luyến tiếc thời xưa, bi quan với hiện tại, luôn cho rằng cõi đời chẳng còn nghĩa lý gì mới mẻ. Hoặc là mặc cảm tội lỗi, sám hối, khiêm hạ, lánh đời, mà tôn giáo từ xưa đã áp đặt lên những kẻ sung tín. Tất cả họ đều có vài điểm chung là tâm lý tiêu cực, yếm thế, hướng nội, luôn xem mình (và nỗi u sầu của mình) là đặc biệt.
Bằng trải nghiệm riêng, Russell đề xuất cho bạn đọc một vài công thức để hạnh phúc. Ta nên phát triển tính cách hướng ngoại, tham gia tích cực vào hoạt động xã hội. Hãy trút bỏ đi gánh nặng do đạo lý, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo đã áp đặt lên ta từ tấm bé. Hãy xua đi “huyễn tưởng bị hại”, tự nhắc nhở rằng bản thân ta chẳng hề quan trọng với thế giới như ta nghĩ. Nói tóm lại, hãy dung cảm đối diện với nỗi u sầu của mình, đừng để nó khoắc lên diện mạo cao siêu huyền bí, để ta hướng tới niềm hạnh phúc giản dị trong cuộc sống thường nhật.
Thông tin tác giả Bertrand Russell
Bertrand Russell
Sinh (1872-1970), rất đa năng. Ông là triết gia, nhà Logic học, toán học, sử gia và nhà phê phán xã hội. Russell khởi xướng phong trào “phản-lý tưởng” đầu thế kỷ XX. Ông được coi như một trong những người đặt nền tảng cho học thuyết Triết lý Phân tích, cùng với triết gia tiên phong Gottlob Frege, và Ludwig Wittgenstein, bạn ông. Ông cũng được vinh danh như nhà Lôgic hàng đầu ở thế kỷ XX. Đồng tác giả với A. N. Whitehead, trước tác Principia Mathematica của ông là một công trình đặt toán học trên cơ sở Logic. Và trong luận đề “On denoting” (Về vấn đề biểu thị), ông đã sáng tạo một hệ hình cho triết học. Công trình khoa học của B. Russell ảnh hưởng đến sự triển khai của nhiều ngành như Logic, Toán, Lý thuyết Tập hợp, Vi tính, Triết học, và đặc biệt nhất là Ngôn ngữ học dưới góc độ Triết giải, Nhận thức luận và Siêu hình học.