Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,... Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc |
Chuyện Tâm Lý Trong Phòng Pháp Lý
AI CŨNG LÀ NẠN NHÂN TRONG CÂU CHUYỆN CỦA CHÍNH MÌNH!
- Có thật là “trẻ con không biết gì đâu”, “trẻ em không biết nói dối”?
- Tại sao người bị bạo lực gia đình không nhanh chóng rời đi?
- Tại sao người bị bắt nạt thường nghĩ đến tự sát thay vì trả thù?
-Chuyện gì sẽ xảy đến nếu con người để bản năng động vật lấn át?
Cuốn sách đánh dấu sự trở lại của tác giả “Không phải sói nhưng cũng đừng là cừu” - Luật gia Lê Bảo Ngọc. “Chuyện tâm lý trong phòng pháp lý” không phải cuốn sách tâm lý để thỏa mãn cái tôi của bạn. Cuốn sách là hàng trăm chiếc gương với đủ hình dạng méo tròn để bạn tự đặt câu hỏi về thế giới quan của mình và những người xung quanh. Ai cũng là nạn nhân trong câu chuyện của chính mình. Câu chuyện qua lời kể của “người bị hại” có thể không phải là sự thật như chúng ta từng nghĩ!
- Chiến thắng ở phiên tòa có thật sự được yên và có cuộc sống hạnh phúc?
- Thủ phạm nhiều khi lại chính là kẻ đi kiện nạn nhân…
- Những tên tội phạm nhân danh tình yêu đã thao túng nạn nhân như thế nào?
Những câu chuyện trong phòng pháp lý được tác giả Lê Bảo Ngọc kể lại ngắn gọn súc tích trong từng trang sách “Chuyện tâm lý trong phòng pháp lý”. Bằng việc thuật lại lời khai từ “nạn nhân” và sự thật cuối cùng, tác giả đã cho chúng ta thấy rõ ràng rằng “ai cũng là nạn nhân trong câu chuyện của chính mình”. Và từ chính những câu chuyện đó, bạn sẽ có thể tự đặt câu hỏi cho bản thân rằng, liệu khi mọi chuyện xảy ra bạn đã thật sự khách quan đánh giá sự việc không, hay bạn lại chính là một “nạn nhân” khác trong câu chuyện của bản thân?
“Chuyện tâm lý trong phòng pháp lý” cũng mang tới phân tích tâm lý mà bạn có thể áp dụng vào đời sống hằng ngày của chính mình như cách để quan tâm đúng cách một người, nhận biết các loại người xuất hiện trong cuộc tranh cãi trên mạng xã hội và tâm lý chung của họ,...
Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về góc tối của bản thân và thế giới xung quanh thì “Chuyện tâm lý trong phòng pháp lý” sẽ là cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua. Đây không phải cuốn sách dễ dàng để bạn chỉ đọc trong một vài ngày, mà bạn phải dành thời gian để đọc, để suy ngẫm, và thậm chí là đọc đi đọc lại để luôn nhắc bản thân về những “phần tối” của bản thân. Nhận biết được bản thân mình chính là bước đi đầu tiên để bạn có thể cho mình một lối đi trong hành trình tìm về sự bình an vững bên trong.
Tag:Lê Bảo Ngọc