1. Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật
Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Tái Bản) Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này. Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản. Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai. Lối sống tối giản của người Nhật gồm có năm chương, trong đó, chương một, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của anh về nó. Sau đó anh sẽ đưa ra lý do vì sao mình lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của bản thân. Chương hai tác giả sẽ đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì? Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tác giả sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”. Chương bốn, những thay đổi của chính tác giả sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Kèm theo đó, anh còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học. Cuối cùng chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tác giả sẽ giải thích tại sao những thay đổi của bản thân lại dẫn đến “hạnh phúc”. Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình. Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng. Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.
2. Một Cuốn Sách Về Chủ Nghĩa Tối Giản
Đúng như tên gọi, đây có thể chỉ là một (trong nhiều) cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản bạn đã, đang và sẽ đọc trong cuộc đời. Nhưng điều khiến nó khác biệt, là tất cả đều được viết dưới trải nghiệm cá nhân và thế giới quan rất riêng của Tiến sĩ Chi Nguyễn (The Present Writer), một người làm khoa học viết về cuộc sống.
Tối giản, theo quan điểm của tác giả, không chỉ đơn thuần là bỏ đi cái quần, cái áo dư thừa hay dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mà là cả một “cuộc cách mạng” từ bên trong để biến cuộc sống của mình trở nên tích cực, hiệu năng và ý nghĩa hơn. Nói cách khác, cuốn sách khai thác mọi khía cạnh của cuộc sống dưới góc nhìn tối giản toàn diện (holistic minimalism).
Cuốn sách này không cho bạn một “công thức chuẩn” để đánh giá thế nào là tối giản và thế nào là không tối giản, hay sống như thế nào mới là hạnh phúc, là đáng sống. Cũng sẽ không có điều gì hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai áp đặt lên bạn. Thay vào đó, cuốn sách giới thiệu những khái niệm mở, truyền cảm hứng để bạn thay đổi tư duy và tự đưa ra quyết định đâu là lối sống phù hợp nhất với mình.
Vậy nên, chính xác thì, đây không-chỉ-là một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản. Đây là một cuốn sách về Sự-Thay-Đổi.
Cuốn sách được chia làm ba phần: Khởi Đầu, Tư Duy, và Hành Động và được chia làm 7 chương:
- Chương 1: Một cách hiểu về Chủ nghĩa tối giản phác họa một khái niệm mở về Chủ nghĩa tối giản, cũng như những hiểu lầm thường gặp và khó khăn ban đầu khi theo đuổi lối sống này.
- Chương 2: Đồ đạc chỉ ra con đường bắt đầu tối giản hóa cuộc sống bằng việc từ bỏ những giá trị vật chất không cần thiết và tập trung vào những giá trị cốt lõi.
- Chương 3: Chọn lựa và ưu tiên bàn về lý do tại sao chúng ta cần đặt ưu tiên cho mọi mặt của cuộc sống để tối giản hóa và tối ưu hóa những lựa chọn mình đưa ra hàng ngày.
- Chương 4: Sống cho hiện tại viết về tư duy sống cho cho ngày hôm nay (thay vì ngày hôm qua hay ngày mai) để có thể tận hưởng trọn vẹn nhất những gì mình đang có.
- Chương 5: Tư duy tích cực là tổng hợp các phương pháp giải phóng tư duy khỏi những suy nghĩ tiêu cực và tập nhìn cuộc sống dưới một lăng kính mới, tươi sáng hơn.
- Chương 6: Cá nhân viết về những giá trị tại thân, khuyến khích người đọc tìm về những sức mạnh bên trong mà ta có thể xem nhẹ trước khi tối giản hóa cuộc sống.
- Chương 7: Thay đổi giới thiệu khái niệm growth mindset (tư duy mở) và fixed mindset (tư duy đóng), đồng thời bàn về những thay đổi trong cuộc sống “hậu tối giản”.
—