Ngành công nghệ không chỉ thay đổi cuộc sống của người lớn. Nó cũng bắt đầu thay đổi cuộc sống của trẻ em. Từ những năm 1950, thiếu nhi và thanh thiếu niên đã xem truyền hình rất nhiều, nhưng các công nghệ mới có tính di động, cá nhân hóa và thú vị hơn những thứ trước đây. Nhiều phụ huynh cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có thể thu hút sự chú ý của bọn trẻ và khiến chúng yên lặng vài giờ. Nhưng điều này có an toàn không?
Sau hơn một thập kỷ ổn định hoặc cải thiện, sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên đã lao dốc vào đầu những năm 2010. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, tăng đột biến, thậm chí tăng gấp đôi so với thời gian gần đây. Tại sao?
Trong cuốn sách này, nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là hai nguyên nhân chính gây ra căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến Thế hệ Z (những người sinh năm 1995 trở về sau).
Khi các bạn trẻ dần từ bỏ điện thoại bấm nút để chuyển sang điện thoại thông minh với các ứng dụng mạng xã hội, thời gian trực tuyến tăng mạnh, trong khi thời gian giao tiếp trực tiếp với bạn bè và gia đình giảm đáng kể – và sức khỏe tâm thần cũng suy giảm theo.
Dựa trên nghiên cứu tâm lý và sinh học, Thế hệ lo âu khẳng định hai xu hướng - bảo vệ quá mức trong thế giới thực và thiếu bảo vệ trong thế giới ảo - là những lý do chính khiến những đứa trẻ thế hệ Z trở thành thế hệ lo âu, đồng thời đưa ra bốn ý tưởng sửa đổi quan trọng, là cơ sở để tạo ra một tuổi thơ khỏe mạnh hơn trong thời đại công nghệ.. Chúng ta không thể bỏ qua những phát hiện của ông về cách bảo vệ con em mình – và chính chúng ta – khỏi những tổn hại tâm lý của một cuộc sống lệ thuộc vào điện thoại thông minh. Cuốn sách này không chỉ dành cho các bậc phụ huynh, giáo viên và những người quan tâm, chăm sóc trẻ em. Nó còn dành cho những người muốn hiểu được quá trình tái thiết lập các mối quan hệ và nhận thức của con người. Thế hệ lo âu sẽ là một cuốn sách nói về cách đòi lại sự sống cho con người ở mọi thế hệ.
VỀ TÁC GIẢ
Jonathan Haidt là Giáo sư Thomas Cooley về Lãnh đạo đạo đức tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York. Ông lấy bằng Tiến sĩ tâm lý xã hội tại Đại học Pennsylvania năm 1992 và giảng dạy tại Đại học Virginia trong mười sáu năm. Nghiên cứu của ông tập trung vào tâm lý đạo đức và chính trị.
Vượt Qua Âu Lo Chữa Lành Tâm TríTheo tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet, năm 2017, trên toàn thế giới có 264 triệu người mắc bệnh trầm cảm. Lo âu, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người bệnh mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử.
Vậy làm thế nào để mọi người bớt lo âu và sống trọn vẹn?
Trong cuốn sách “Vượt qua âu lo, chữa lành tâm trí”, Tiến sĩ Seth J. Gillihan giới thiệu đến bạn đọc liệu pháp nhận thức hành vi CBT. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất dành cho các chứng rối loạn trầm cảm và lo âu, vượt qua cả thuốc men và các loại trị liệu khác về khả năng làm vơi đi đau khổ và ngăn ngừa tái phát. Sau 15 năm điều trị thành công cho các bệnh nhân bằng liệu pháp nhận thức hành vi, Tiến sĩ Seth J. Gillihan đã phát triển bản kế hoạch tự điều chỉnh trong 7 tuần. Kế hoạch này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hành các kỹ thuật CBT để cảm thấy tốt hơn.
Liệu pháp nhận thức hành vi dựa trên mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm nhận và hành vi, giúp bạn nhận diện và thay thế các lối suy nghĩ và hành vi cũ để tiếp nhận những suy nghĩ, hành vi mới đúng đắn và tích cực hơn.
“Vượt qua âu lo, chữa lành tâm trí” đưa ra các bài tập trắc nghiệm giúp bạn đánh giá được tình trạng căng thẳng, sợ hãi của mình để có hướng thực hành hiệu quả. Với việc thiết kế các bài tập thực hành trong 7 tuần, Tiến sĩ Seth J. Gillihan sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng lo âu hay trầm cảm của mình. Mỗi hoạt động trong bảng kế hoạch đều dựa trên công viêc của tuần trước đó. Xen kẽ giữa các thông tin về CBT và các bài tập thực hành mỗi tuần, tác giả cũng kể về quá trình trị liệu với các bệnh nhân điển hình để bạn có thêm thông tin và hình dung rõ hơn về CBT.
Chương trình bảy tuần gồm:
Tuần 1: Đặt ra mục tiêu và bắt đầu hành động
Tuần 2: Trở lại với cuộc sống
Tuần 3: Xác định những lối suy nghĩ của bạn
Tuần 4: Thoát khỏi những lối suy nghĩ tiêu cực
Tuần 5: Quản lý thời gian và công việc
Tuần 6: Đối diện với những nỗi sợ hãi của bạn
Tuần 7: Liên kết tất cả mọi thứ lại với nhau.
Với các thông tin bổ ích, bài tập đơn giản, ít áp lực, bạn sẽ hiểu hơn các kỹ năng của phương pháp điều trị ngắn hạn và hiệu quả cao này để áp dụng vào cuộc sống, trở thành nhà trị liệu của chính mình.
Thông tin tác giả:
Tiến sĩ, nhà tâm lý học Seth J. Gillihan, là một Phó Giáo sư lâm sàng về Tâm lý học tại Khoa Tâm thần thuộc Đại học Pennsylvania. Ông đã hoàn thành học vị tiến sĩ tại Đại học Pennsylvania. Ông cũng viết và thuyết giảng tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới về CBT và cách mà não bộ tham gia vào quá trình điều chỉnh tâm trạng của chúng ta.
Tag:Tiến sĩ Seth J Gillihan