Combo sách: Vòng Xoáy Đi Lên + Đơn Thuốc Tăng Đề Kháng Stress + Mất Kết Nối + Hồi Sinh Đứa Trẻ Bên Trong Bạn + Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn

Thương hiệu: iShite Mã sản phẩm: Đang cập nhật
¥9,600

Combo sách: Vòng Xoáy Đi Lên + Đơn Thuốc Tăng Đề Kháng Stress + Mất Kết Nối + Hồi Sinh Đứa Trẻ Bên Trong Bạn + Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng iShite Book Ga Shinkoiwa
  • Đặt sách online toàn Nhật Bản 2-4 ngày
  • Xem Tarot Online - Offline

NHẬP MÃ: ISJ300

Bạn sẽ được giảm 300Yen cho đơn hàng từ 8000
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng tối thiểu ¥8000.
- Mỗi khách hàng được sử dụng tối đa 1 lần.

NHẬP MÃ: ISJ500

Bạn sẽ được giảm 500yen cho đơn hàng từ ¥10000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥10.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.

NHẬP MÃ: ISJ1000

Bạn sẽ được giảm 1000yen cho đơn hàng từ ¥18.000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥18.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.
  • Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
    Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
  • Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
    Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
  • Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
    Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
Phương thức thanh toán

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

Cuốn sách này là quá trình khám phá và phục hồi dành cho những người trưởng thành gặp tổn thương từ gia đình.
Khái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).
Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).
Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.
Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.
Trải qua quá trình 10 năm nghiên cứu và tìm hiểu hơn 330 báo cáo khoa học khác nhau được thực hiện trên 230.000 người ở trên khắp thế giới, tôi có thể khẳng định rằng: chấn thương tâm lý từ tuổi thơ tạo ra vô số những hậu quả gây tổn thương khác nhau và được biểu hiện theo nhiều cách, bao gồm một hoặc nhiều hội chứng phổ biến được gọi chung là những rối loạn tâm thần – từ trầm cảm, đến nghiện ngập, tâm thần phân liệt – kéo theo một loạt các rối loạn về thể chất khác.
Những căn bệnh còn được gọi là “rối loạn chấn thương phổ quát” này thể hiện mối liên hệ mật thiết với quá khứ tuổi thơ phải trải qua những tổn thương liên tiếp. Hơn nữa, trái ngược với những kiến thức tâm thần học hiện đại, có rất ít bằng chứng cho thấy nguyên nhân của những chứng bệnh này xuất phát từ một rối loạn chuyển hóa gen trong tính chất hóa học của bộ não.
Thực tế được ghi nhận qua các nghiên cứu về sự bất thường của não bộ cho thấy chính những sự bất thường này dường như mới là cơ chế gây ra sự rối loạn, với những tổn thương liên tiếp trong thời thơ ấu và giai đoạn sau đó là nguyên nhân cho cả rối loạn tâm thầm và cơ chế gây ra nó.
Phần đông các gia đình trên khắp thế giới đều chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp và hỗ trợ các nhu cầu lành mạnh của con trẻ. Hậu quả là quá trình phát triển thần kinh cùng tâm lý bình thường và lành mạnh của trẻ từ sơ sinh cho tới giai đoạn trưởng thành bị gián đoạn nghiêm trọng.
Để có thể tồn tại, bản ngã thực sự của đứa trẻ – (Cái Tôi đích thực hay Đứa trẻ nội tâm) – thứ đã bị tổn thương nghiêm trọng phải lẩn trốn vào sâu bên trong khu vực vô thức của tâm trí. Thứ xuất hiện bên ngoài là một bản ngã hay tiềm thức giả mạo và nó đang cố gắng giành quyền kiểm soát cuộc đời của chúng ta, nhưng không thể thành công đơn giản bởi vì nó chỉ là một cơ chế phòng vệ để tránh không bị tổn thương và nó hoàn toàn không có thật. Động lực của cái tôi giả mạo này chủ yếu dựa trên nhu cầu phải luôn là người làm đúng và kiểm soát được mọi thứ.
Cách gọi tên chính xác những gì đã xảy ra với chúng ta cũng như những yếu tố tạo nên đời sống nội tâm của mình khi các sự kiện đó xuất hiện, bao gồm những cảm xúc phong phú mà chúng ta có và học cách cho phép bản thân trải qua những nỗi đau cảm xúc thay vì tránh né nó.
Một trong số những nguyên tắc quan trọng nhất của việc chữa lành được gói gọn như sau “one day at a time”, tức là khi chúng ta làm gì thì hoàn toàn chú tâm vào việc mình làm mà không cần phải suy nghĩ hay lo lắng đến những việc khác, bởi vì suy nghĩ hay lo lắng cũng vô ích và không cần thiết.
Dù quá trình chữa lành có kéo dài bao lâu, chỉ cần áp dụng lời khuyên này, thì quan điểm của chúng ta có thể thay đổi ngay lập tức: giúp cho cuộc hành trình chữa lành tổn thương không chỉ dễ chịu hơn mà còn đầy ý nghĩa, để chúng ta luôn sống trọn vẹn và hết mình với khoảnh khắc hiện tại.
Với từng chút kiên nhẫn, khi cho phép mình được trải nghiệm lại những nỗi đau từng bị đè nén và được quyền đau khổ, chúng ta có thể dần dần giải phóng bản thân khỏi những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết suốt bao nhiêu năm qua, đồng thời cũng khám phá ra rằng: tương lai sẽ luôn là một điểm đến còn chưa được xác định. Cuộc sống của chúng ta thuộc về hiện tại, là nơi mà cuối cùng chúng ta luôn có thể tìm thấy sự yên bình.

Homecoming - Hồi Sinh Đứa Trẻ Bên Trong Bạn

Ba điều đáng kinh ngạc mà công việc chữa lành đứa trẻ bên trong mang lại: tốc độ mà mọi người thay đổi; mức độ thay đổi; sức mạnh cũng như sự sáng tạo mà họ có được khi những vết thương trong quá khứ được chữa lành” Bradshaw chia sẻ.

Đầu tiên, chúng ta nhìn thế giới bằng con mắt của một đứa trẻ nhỏ, và đứa trẻ ấy vẫn sẽ ở bên trong chúng ta trong suốt cuộc đời, bất kể chúng ta trưởng thành và mạnh mẽ ra sao. Nếu đứa trẻ dễ tổn thương của chúng ta tổn thương, bị bỏ rơi, xấu hổ, hoặc bị ngó lơ, thì nỗi đau, nỗi buồn và sự tức giận của đứa trẻ sẽ tồn tại mãi bên trong chúng ta. “Tôi tin rằng việc đứa trẻ bên trong bị bỏ rơi, tổn thương chính là nguồn gốc của sự khốn khổ ở con người”, ông nói.

Bạn có khao khát được trở thành là một bậc cha mẹ yêu thương nhưng lại thường xuyên không thể và khiến con cái tổn thương? Bạn khao khát sự gần gũi nhưng lại tự hỏi có đáng để đấu tranh không? Đôi khi bạn bị mất năng lượng vì lo lắng hoặc trầm cảm chứ? Lúc đó, hãy trở về nhà, với con người thật của bạn có lẽ sẽ hữu ích.

Trong cuốn sách thay đổi cuộc sống này, Homecoming: Hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn, John Bradshawn đã chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong đang thiếu thốn của mình, về bản chất chính là cung cấp cho chúng ta cách nuôi dạy con cái tốt nhất mà chúng ta cần và khao khát.

Thông quá quá trình từng bước khám phá mỗi giai đoạn phát triển trong thời thơ ấu của mình, chúng ta có thể thoát khỏi những quy tắc gia đình làm tổn thương chính chúng ta và giải thoát mình tự do để sống có trách nhiệm ở thời điểm hiện tại.

Cuốn sách cung cấp vô số các trường hợp, kỹ thuật tương tác, bao gồm các mục câu hỏi, thư viết tay không thuận, thiền định có hướng dẫn, nỗi buồn, lời khẳng định. Được coi là người tiên phong khi giới thiệu nhưng những liệu pháp cổ điển này đang được chứng thực bởi những khám phá mới trong nghiên cứu về sự gắn kết và khoa học thần kinh. Không ai có thể đưa chúng tới khán giả đại chúng hiệu quả và đầy cảm hứng như John Bradshaw.

Các liệu pháp của ông đang được sử dụng khắp trên thế giới và được hàng triệu người tham dự.

Cuốn sách được khuyên dùng cho các thư viện học thuật, chuyên nghiệp, tư nhân và công cùng những người đang tìm kiếm các cách để thực sự trở thành mẫu người mà họ muốn mọi người nghĩ họ là.

Mục lục:

Mở đầu

PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA “ĐỨA TRẺ BÊN TRONG” BỊ TỔN THƯƠNG

Giới thiệu

1. “Đứa trẻ bên trong” bị tổn thương sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời bạn?

2. “Đứa trẻ bên trong” kỳ diệu đã bị tổn thương như thế nào?

PHẦN HAI: HỒI SINH “ĐỨA TRẺ BÊN TRONG” TỔN THƯƠNG CỦA BẠN

Giới thiệu

3. Phương pháp chữa lành nỗi đau nguyên thủy

4. Hồi sinh đứa trẻ sơ sinh trong bạn

5. Hồi sinh bản thể đứa trẻ chập chững biết đi của bạn

6. Hồi sinh bản thể đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo của bạn

7. Hồi sinh bản thể đứa trẻ ở tuổi đi học bên trong bạn

8. Gắn kết các bản thể lại với nhau thành một thanh niên mới

PHẦN BA: BẢO VỆ ĐỨA TRẺ BỊ TỔN THƯƠNG BÊN TRONG BẠN

Giới thiệu

9. Sử dụng bản thể người lớn của bạn như một nguồn năng lực mới

10. Trao quyền mới cho “đứa trẻ bên trong” bạn

11. Bảo vệ “đứa trẻ bên trong” bị tổn thương của bạn

12. Áp dụng các bài tập chữa lành vào thực tiễn

PHẦN BỐN: HỒI SINH

Giới thiệu

13. Đứa trẻ – biểu tượng chung cho sự hồi sinh và biến đổi

14. Đứa trẻ kỳ diệu chính là hình ảnh Thiên Chúa

PHẦN CUỐI: “VỀ NHÀ THÔI, ELLIOTT, VỀ NHÀ THÔI!”

Thông tin tác giả:

John Bradshaw từng tu để trở thành linh mục. Ông lấy bằng cấp cao về tâm lý học, triết học và thần học trước khi trở thành một cố vấn chuyên nghiệp. Ông là tác giả của những cuốn sách bán chạy như Family Secrets, Healing the Shame That Blinds You, Homecoming và Creating Love. Hiện ông sống ở thành phố Houston, bang Texas và giảng dạy cũng như tổ chức hội thảo khắp nơi.

Trích đoạn sách:

“ĐỨA TRẺ BÊN TRONG” BỊ TỔN THƯƠNG SẼ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN CUỘC ĐỜI BẠN?

Người nào... trong nỗi đau khổ xưa cũ nói những điều không phù hợp, làm những việc không hiệu quả, sẽ không thể đối phó với tình huống và chịu đựng được những cảm giác khủng khiếp mà không làm ảnh hưởng đến hiện tại. – HARVEY JACKINS

Không thể tin nổi rằng tôi đã từng trẻ con đến vậy. Lúc đó tôi đã 40 tuổi rồi mà vẫn nổi cơn thịnh nộ và la hét đến nỗi tất cả mọi người, vợ tôi, các con riêng của cô ấy và con trai tôi phải thực sự kinh hãi. Sau đó tôi lên xe và bỏ đi. Để rồi tôi ngồi đó, đơn độc trong một nhà nghỉ nhỏ giữa kỳ nghỉ của chúng tôi trên đảo

Padre. Tôi cảm thấy rất cô đơn và xấu hổ.

Khi cố gắng lần theo các sự kiện dẫn đến việc mình rời đi, tôi không thể tìm ra bất cứ điều gì. Tôi thực sự bối rối. Nó giống như thức dậy sau một giấc mơ tồi tệ vậy. Hơn tất cả, tôi muốn cuộc sống gia đình mình luôn đầm ấm, yêu thương và gần gũi. Nhưng đây là năm thứ ba tôi bùng nổ trong kỳ nghỉ của chúng tôi.

Trước đây tôi đã từng bỏ đi vì cảm xúc nhất thời, nhưng chưa bao giờ thực sự bỏ đi theo nghĩa đen cả. Cứ như thể tôi đã rơi vào trạng thái ý thức bị thay đổi vậy. Ôi Chúa ơi, tôi ghét chính mình! Chuyện gì xảy ra với tôi thế này?

Sự cố trên đảo Padre xảy ra vào năm 1976, một năm sau khi cha tôi qua đời. Kể từ đó, tôi đã biết được nguyên nhân các chu kỳ giận dữ hoặc bỏ đi của mình. Tôi tìm được manh mối quan trọng trong lần bỏ đi trên đảo Padre. Khi ngồi đơn độc cùng cảm giác xấu hổ trong căn phòng tồi tàn đó, tôi bắt đầu có những ký ức sống động về thời thơ ấu của mình. Tôi nhớ vào một đêm Giáng sinh khi tôi khoảng 11 tuổi, nằm trong căn phòng tối om với tấm chăn trùm kín đầu và từ chối nói chuyện với cha. Ông về nhà muộn, trong tình trạng hơi say. Tôi muốn trừng phạt ông vì đã phá hỏng lễ Giáng sinh của chúng tôi. Tôi không thể bày tỏ sự tức giận bằng lời nói vì đã được dạy rằng làm như vậy là một trong những tội lỗi chết người, đặc biệt là đối với cha mẹ. Qua nhiều năm, cơn giận ấy nhức nhối trong tâm hồn tàn lụi của tôi.

Giống như một con chó đói trong tầng hầm, nó trở nên dữ tợn và bùng phát cơn thịnh nộ. Hầu như lúc nào tôi cũng cẩn trọng đề phòng nó. Tôi là một chàng trai tốt. Tôi là người bố tốt nhất mà tôi từng thấy cho đến khi tôi không thể chịu đựng được nữa. Sau đó tôi đã biến thành Ivan Bạo chúa.

Tôi bắt đầu hiểu ra rằng những hành vi trong kỳ nghỉ này là sự quay ngược trở lại tuổi thơ tự phát. Khi tôi nổi giận và trừng phạt gia đình bằng cách bỏ đi chính là lúc tôi đang quay trở lại tuổi thơ của mình, nơi tôi đã nuốt cơn giận và thể hiện nó theo cách duy nhất của một đứa trẻ có thể làm, bỏ đi để trừng phạt.

Giờ đây, với tư cách là một người trưởng thành, khi bị đánh bại trong cuộc đấu tranh với việc bỏ đi cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, tôi cảm thấy mình giống như cậu bé con đơn độc và đầy hổ thẹn trước đây.

Tôi cũng bắt đầu hiểu là khi sự phát triển của một đứa trẻ bị kìm hãm, khi cảm xúc bị kìm nén, đặc biệt là cảm xúc tức giận và tổn thương, người đó sẽ trở thành bản thể trưởng thành với một đứa trẻ giận dữ và tổn thương bên trong.

Thoạt đầu, nghe có vẻ phi lý khi một đứa trẻ nhỏ bé lại có thể tiếp tục sống trong cơ thể của một người lớn. Nhưng đó chính xác là những gì tôi đang nói đến. Tôi tin rằng “đứa trẻ bên trong” bị bỏ rơi, bị tổn thương trong quá khứ này là nguồn gốc chính gây ra sự khốn khổ của con người. Đứa trẻ này sẽ tiếp tục hoạt động và gây tổn hại đến cuộc sống trưởng thành của chúng ta cho đến khi chúng ta hồi sinh và bảo vệ được nó.

Vì thích các công thức ghi nhớ nên tôi sẽ miêu tả một số cách mà “đứa trẻ bên trong” bị tổn thương có thể làm tổn hại cuộc sống của chúng ta bằng cách sử dụng từ contaminate (gây tổn hại).

Mỗi chữ cái đại diện cho một cách thức mà đứa trẻ nội tâm gây tổn hại đáng kể cho cuộc sống của người lớn. (Ở cuối chương này, bạn sẽ tìm thấy một bảng câu hỏi giúp bạn xác định xem “đứa trẻ bên trong” bạn đã bị tổn thương nặng nề như thế nào)

Co-Dependence – Chứng lệ thuộc

Offender Behaviors – Hành vi ngược đãi

Narcissistic Disorders – Hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ

Trust Issues – Vấn đề về niềm tin

Acting Out/Acting in Behaviors – Hành vi tái hiện hướng ngoại/hướng nội

Magical Beliefs – Những niềm tin ảo diệu

Intimacy Dysfunctions – Rối loạn khả năng gắn kết

Nondisciplined Behaviors – Các hành vi kỷ luật không đúng mức

Addictive/Compulsive Behaviors – Các hành vi rối loạn cưỡng chế/nghiện ngập

Thought Distortions – Tư duy bị bóp méo

Emptiness (Apathy, Depression) – Cảm giác trống rỗng (Chứng lãnh cảm, trầm cảm).

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM