Giới thiệu sách Giáo Dục Không La Mắng
Có thể nói, nuôi dạy trẻ là cả một quá trình dài hơi, tốn sức, tốn thời gian và đầy “cân não” đối với các ông bố, bà mẹ. Quá trình đó đòi hỏi sự kiên nhẫn và dụng tâm từng chút một của bố mẹ, quan sát từng hành vi học hỏi của trẻ qua những hành động hiếu kỳ, phá phách, tìm tòi để thỏa mãn trí tò mò của chúng.
Trong cuốn sách Giáo dục không la mắng, tác giả - GS. Nobuyoshi khẳng định sự phá phách của trẻ là hành động sinh ra từ tính hiếu kỳ và chính tính hiếu kỳ là động lực cho tinh thần hành động tích cực của trẻ sau này. Khi là một người mẹ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì căn phòng đầy những thứ rơi vãi; nhưng nếu bạn bảo: “Không được” và cấm đoán trò phá phách của con trẻ thì hạt mầm hiếu kỳ cũng sẽ bị bóp nát.
Vậy làm thế nào để có thể giáo dục trẻ, trong khi không làm mất đi tính hiếu kỳ và sự sáng tạo của chúng? Với hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, GS. Nobuyoshi đã đúc kết những kinh nghiệm và kiến thức nuôi dạy trẻ trưởng thành, độc lập và trở nên ưu tú của trong cuốn sách Giáo dục không la mắng.
Đừng xem hành vi khám phá của trẻ là phá phách, ngỗ nghịch mà cần hiểu rằng trẻ đang trong quá trình học hỏi, thỏa mãn tính hiếu kỳ. Bố mẹ cần nuôi dưỡng tinh thần tích cực hành động ấy của trẻ. Hãy trao sự tự do cho con, giao việc cho con, tức là nỗ lực dõi theo con nhưng không góp ý, không làm thay con…
Những đứa trẻ được nuôi dưỡng “sự hăng hái” và “sự cảm thông” thì lớn lên sẽ trở thành những thanh niên ưu tú. Khi hoàn thành Giáo dục không la mắng, các bậc phụ huynh sẽ hiểu được rằng những trò phá phách là nuôi dưỡng tính hài hước và óc sáng tạo và hãy nhớ rằng hạnh phúc là khi trẻ được sống đúng như là một đứa trẻ.
Thông tin tác giả Nobuyoshi Hirai
Nobuyoshi Hirai
Sinh (1919-2006) là Tiến sĩ Y khoa, tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Tokyo và khoa Y Đại học Tohoku. Từ năm 1990, ông là giáo sư danh dự trường Đại học nữ Otsuma, đồng thời là chủ tịch hội Nghiên cứu Nhi đồng học. Năm 1970 ông là giáo sư trường Đại học nữ Otsuma, từ 1990 là giáo sư danh dự của trường Đại học nữ Otsuma.Ngoài ra ông còn là một tiến sĩ y khoa, hội trưởng Hội Nghiên cứu Nhi đồng học. Một số tác phẩm khác: Jiheiji no Hoiku to Kyoiku (Tạm dịch: Phương pháp giáo dục và nuôi dưỡng trẻ tự kỷ), Kodomo no Noryoku no Mitsukekata – Nobashikata (Tạm dịch: Cách thức phát triển và nuôi dưỡng năng lực của trẻ), Oya ga subeki Koto Shite wa Ikenai Koto (Tạm dịch: Những điều cấm kỵ khi làm bố mẹ)..