Bộ 2 Cuốn Sách Đạo Phật Ngày Nay + Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Thương hiệu: Thái Hà Mã sản phẩm: Đang cập nhật
¥1,400 ¥2,800
-50%
(Tiết kiệm: ¥1,400)

Bộ 2 Cuốn Sách Đạo Phật Ngày Nay + Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng iShite Book Tokyo
  • Đặt sách online toàn Nhật Bản 2-4 ngày
  • Xem Tarot Online - Offline
  • Đơn sách trên 20000yen được xem Tarot miễn phí 30 phút

NHẬP MÃ: ISJ300

Bạn sẽ được giảm 300Yen cho đơn hàng từ 8000
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng tối thiểu ¥8000.
- Mỗi khách hàng được sử dụng tối đa 1 lần.

NHẬP MÃ: ISJ500

Bạn sẽ được giảm 500yen cho đơn hàng từ ¥10000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥10.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.

NHẬP MÃ: ISJ1000

Bạn sẽ được giảm 1000yen cho đơn hàng từ ¥18.000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥18.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.
  • Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
    Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
  • Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
    Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
  • Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
    Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
Phương thức thanh toán

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

1. Đạo Phật Ngày Nay

Đạo Phật Ngày Nay Dẹp bỏ tất cả những huyền đàm siêu hình, con người trở về thực tại để giải quyết những vấn đề của thực tại. Cuộc đời đầy những khổ đau. Mũi tên độc khổ đau đang làm cho chúng ta rên xiết, hãy tìm cách nhổ mũi tên đó ra khỏi thân thể của nhân loại. Chúng ta phải ý thức rằng chúng ta đang khổ đau. Ðó là nhận thức căn bản. Làm sao giải quyết vấn đề khổ đau thực tại nếu chúng ta không có ý thức về khổ đau thực tại? Làm sao có thể chữa lành được bệnh khi ta không biết là ta đang có bệnh, hoặc giả biết là bệnh nhưng không rõ là bệnh gì? Hình bóng của những con người yếu đuối, mắt không dám nhìn thẳng, chân bước ngập ngừng, sợ sệt khổ đau, khúm núm trước quyền lực, cố nhiên không phải là hình bóng của người Tăng sĩ. Hình bóng của người tăng sĩ phải là hình bóng của một Long Thọ, một Huyền Trang, một Vạn Hạnh... đời sống thì đạm bạc, gian khổ, ý chí thì vững chắc như kim cương, đức độ thì khiêm cung, nhẫn nhục, hành nguyện thì rộng lớn như sóng biển. Người xuất gia phải có đôi mắt sáng chiếu niềm tin, chói lòa nghị lực, người xuất gia phải có nụ cười bất diệt khinh thường khổ đau. Có như thế mới biểu lộ chân tướng sáng rỡ của đạo Phật. Mà muốn được như thế, điều thiết yếu trước tiên là nhận thức thực trạng khổ đau, sống trong khổ đau, luyện mình thành sắt thép. Ta có thể chết đuối trong khổ đau, nhưng ta thành Phật cũng nhờ khổ đau. Chính khổ đau, chữa lành khổ đau, và khi đặt vấn đề nhận thức khổ đau làm đệ nhất đế của Tứ Diệu Ðế, Đức Phật quả đã nhận thấy tầm quan trọng của sự thực ấy một cách thâm thiết.

2. Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời Suối nguồn phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (Tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Con người giác ngộ không còn là con người bị sai sử và chìm đắm trong cuộc đời nữa. Con người giác ngộ là con người tự do, vượt ra khỏi những tối tăm, quên lãng và phó mặc của cuộc đời. Những con người giác ngộ đi vào cuộc đời bao giờ cũng đem theo tâm niệm giải thoát, không tham đắm, không cố chấp. Có như thế ta mới thấy được tính chất của sự vượt lên trong thái độ dấn thân vào cuộc đời của những con người giác ngộ. Tính chất vô trước của hành động là một bằng chứng cụ thể chứng minh cho sự hiện hữu của giác ngộ. Vô trước có nghĩa là không bị dính vào. Cố nhiên con người giác ngộ sẽ không những không bị dính vào tham vọng, quyền hành và lợi danh mà còn không bị dính vào những cố chấp có tính cách tri thức như quan điểm và sự phân biệt nhân ngã nữa. Đó là thái độ tự do, vô tâm, vô trú của các bậc Bồ tát mà kinh Kim Cương Bát Nhã đã diễn tả trong rất nhiều đoạn. Bàn luận đến đề tài đem đạo Phật đi vào cuộc đời, chúng ta phải ý thức được những điểm trên của giáo lý tức là các nguyên lý vượt lên, dấn thân và vô trước, thì mới có thể tránh khỏi được những sai lạc căn bản. Ngay cái mệnh đề đạo Phật đi vào cuộc đời cũng đã không được ổn thỏa, bởi vì phân tích nó ta sẽ có cảm tưởng đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và vì vậy cần phải đem nó đi vào trong cuộc đời. Sự thực thì không phải như vậy. Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, đã được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời. Đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương thức phù hợp với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ. Chừng nào sinh lực của đạo Phật được trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống, chừng đó ta mới có thể nói được rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời. Sinh lực ấy được nhận thức qua những dấu hiệu sau đây mà chúng tôi xin lần lượt trình bày: 1. Sự hiện diện vô hành của đạo đức 2. Sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức 3. Sự hiện diện hữu hành của đạo đức Mục lục: Đạo Phật đi vào cuộc đời Nói chuyện về vấn đề đóng góp Đức Phật của thế kỷ chúng ta Để thiết lập đối thoại Đi tìm Prajnapti cho thời đại Chính trị và tôn giáo Đạo Phật - Con đường thực nghiệm tâm linh Người trí thức và đạo Phật.

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM