Bạn biết mình sắp có bài phát biểu, bạn được giao thuyết trình, nhưng vấn đề là, bạn không biết mình nên nói gì.
- "Mình sẽ phải nói gì đây?"
- "Mình có quá nhiều điều muốn nói đến nỗi không biết phải nói gì."
- "Mình được yêu cầu phát biểu nhưng không biết chuẩn bị như thế nào."
- "Làm thế nào để viết kịch bản thuyết trình?"
Bạn đang tự hỏi làm thế nào để định hình suy nghĩ của bản thân thành một bài phát biểu, bạn nhìn chằm chằm chằm vào trang giấy trắng. Bạn gặp vấn đề trong mọi khâu từ lúc lập dàn ý bài thuyết trình, phong thái, cách giao tiếp, kết nối với những người ở dưới. Tất cả các vấn đề đều được giải quyết trong cuốn sách “Chuẩn bị bài nói chuyện từ trang giấy trắng”. Cuốn sách có tính ứng dụng cao, thiết thực, cung cấp cho bạn một cấu trúc bài phát biểu đơn giản có thể dùng lại được nhiều lần và các bước để tự tin trước đám đông. Với các bước và các ví dụ đi kèm của tác giả, bạn sẽ nắm được 6 bước cơ bản để tạo nên bài thuyết trình hiệu quả, cách phát triển các ý, lời mở đầu, kết thúc và giao tiếp hoàn hảo.
Bạn học được gì từ cuốn sách Chuẩn bị bài nói chuyện từ trang giấy trắng?
- Làm thế nào để có được sự tự tin ngay cả trước khi bắt đầu
- Cách chọn ý tưởng
- Cách tổ chức nội dung
- Cách viết mở bài và kết bài hấp dẫn
Sau khi gấp cuốn sách này lại, bạn sẽ đi từ một trang giấy trắng đến trạng thái sẵn sàng phát biểu trước đám đông bất cứ lúc nào.
Nội dung cuốn sách Chuẩn bị bài nói chuyện từ trang giấy trắng
7 bước đơn giản để tạo nên bài thuyết trình hoàn hảo.
1. Bắt đầu bằng những câu hỏi, câu hỏi khởi xướng cuộc trò chuyện
Khi bắt đầu một buổi thuyết trình, tâm lý của người nghe sẽ là: Liệu bài nói này có hay và hấp dẫn không, có đáng để nghe không? Cái nhìn đầu tiên cực kỳ quan trọng. Nếu ngay từ đầu, khán giả đã không có nhiều thiện cảm với bạn thì sau đó, sẽ không có sau đó nữa. Dù phía sau chứa đựng nhiều tâm huyết của bạn đi chăng nữa thì họ cũng từ chối nghe.
Có ba câu hỏi cần được đặt ra khi bạn soạn bài phát biểu. Một trong số đó nên được hỏi hai lần. Đó là ba câu hỏi “TẠI SAO? ai? CÁI GÌ? AI?. Sớm thôi, bạn sẽ biết cách hỏi như thế nào qua cuốn sách này!
2. Động não bằng sơ đồ tư duy
Cuốn sách sẽ giúp bạn mở rộng ý tưởng theo chiều xoắn ốc, giúp bạn động não xung quanh 3 câu hỏi: Mọi người cần biết gì về “CÁI GÌ” của bạn?”, Bạn nghĩ đến điều gì khi nghĩ về “CÁI GÌ” của mình, Tài liệu bổ sung nào sẽ giúp mọi người hiểu về “CÁI GÌ” mà bạn nói, Làm thế nào để bạn hiểu được “CÁI GÌ” của mình. Sau đó là học cách viết các nội dung dựa vào các ý tưởng của bạn, và lồng ghép các nội dung liên quan.
3. Sắp xếp các điểm của bạn
Mỗi bài phát biểu đều sẽ có các điểm chia nhỏ nội dung thành các thành phần dễ quản lý hơn. Nên chia nhỏ bài phát biểu thành ba hệ thống lớn: Mở bài, thân bài và kết bài, sau đó chia ba hệ thống này thành các phần riêng biệt. Sau đó tiếp tục chia nhỏ nội dung bài phát biểu thành các điểm. Các điểm của bài phát biểu có chức năng giống như một chương cuốn sách.
Điểm có thể ở dạng hệ thống, giá trị, nguyên tắc, hành động, câu chuyện, bài học rút ra, hiểu biết cơ bản, số liệu, các bước và vô số cách khác để chúng ta có thể tạo ra các chương của bài phát biểu.
Bước 4: Lên kế hoạch cho bài kết
Kết luận là phần cuối cùng trong bài phát biểu của bạn. Nó cũng tương tự như khi máy bay đáp cánh xuống địa điểm đã định trước. Giống với máy bay biết rõ điểm đến trước khi cất cánh, bạn cần biết nơi mình cần đến trước khi bắt đầu hành trình. Đừng đứng trên sân khấu với mở bài tuyệt vời và nội dung ngoạn mục nhưng lại không biết nên dừng lúc nào.
Những lỗi giao tiếp thường gặp: Kết thúc quá gấp, kiểu kết thúc này sẽ giết chết hiệu ứng tích cực từ nội dung hay ho và gây khó chịu cho người nghe, khiến mọi người thắc mắc về cái kết nhiều hơn là nhớ về ý chính bài phát biểu
“Những gì chúng ta gọi là sự bắt đầu thường là sự kết thúc. Tạo nên sự kết thúc là tạo nên sự khởi đầu. Kết thúc là nơi chúng ta bắt đầu.”
Bước 5: Lên kế hoạch cất cánh
Phần giới thiệu vô cùng quan trọng, nếu điểm bắt đầu cất cánh ko diễn ra thì việc chọn điểm đến và kế hoạch bay chính xác đến mấy cũng đổ sông đổ biển. Có 5 mồi nhử để thu hút người khác đến với bài phát biểu của bạn, đó là đặt câu hỏi, trích dẫn, đưa ra câu chuyện, thống kê hoặc tuyên bố.
6. Chỉnh sửa cho trôi chảy
Một bài phát biểu phức tạp và nhiều nội dung sẽ cần phải được đọc và chỉnh sửa nhiều lần.
Đọc và củng cố, làm cho bài phát biểu trở nên vững chắc hơn bằng cách thêm chiều sâu mới vào thông điệp của bạn.
“Chuẩn bị bài nói chuyện từ trang giấy trắng” sẽ giúp bạn từng bước hiểu và thực hành những bước trên để có được một bài nói chuyện thật sự chất lượng, đi kèm với mỗi bước là những phương pháp và các mẹo, lưu ý đi kèm. Hy vọng đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn có được một bài nói chuyện hay, có thể bứt phá nhanh chóng trong công việc và cuộc sống.