Giả Vờ Là Người Hướng Ngoại
Đã bao giờ bạn tự thấy mình có những biểu hiện này chưa?
- Trong giao tiếp hằng ngày, bạn luôn để lại ấn tượng yêu đời và vui vẻ trước mặt mọi người, nhưng vẻ ngoài càng lạc quan thì trong lòng càng cô đơn.
- Luôn đeo lên chiếc mặt nạ của người trưởng thành, thường giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề, nhưng vấn đề của bản thân lại chẳng ai quan tâm, chỉ có thể tự mình chầm chậm giải quyết.
- Hay tổn thương vì một lời nói của người khác, nhưng không muốn bị phát hiện.
- Khao khát gặp được một người thực sự hiểu mình, nhưng khi gặp được lại tránh né theo bản năng.
…
Tất cả những biểu hiện trên đã được Dương Tư Viễn - một chuyên viên với hơn 7 năm nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học chỉ ra rằng, đó là triệu chứng của “hướng ngoại cô đơn”.
Vậy “hướng ngoại cô đơn” là gì?
Trong một xã hội ngày càng phát triển, con người cũng đồng thời phải tự thay đổi bản thân để thích nghi với môi trường hiện tại. Người có tính hướng ngoại sẽ dễ dàng kết nối với con người và xã hội hơn so với người hướng nội. Vì lẽ đó, những người hướng nội luôn mặc cảm, tự ti do lo sợ bị coi là kẻ thất bại, và tìm mọi cách để thay đổi bản thân, nỗ lực để khiến bản thân trông “hướng ngoại” hơn, cố gắng đáp ứng “tiêu chuẩn” của xã hội. Chính vì vậy, thuật ngữ “giả vờ hướng ngoại” đã được hình thành và thông qua câu chuyện của những người “giả vờ hướng ngoại” đó, tác giả Dương Tư Viễn đã phân tích nguyên nhân sâu xa khiến họ trở thành người như vậy và đưa ra những phương pháp giúp họ tự tin sống là chính mình.
“Hy vọng rằng bạn sẽ thường xuyên nở nụ cười rạng rỡ, nhưng không phải là một sự giả vờ mà là một niềm vui đích thực.”
Tag:Dương Tư Viễn