Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus
Discourses (Những bài thuyết giảng) của EPICTETUS tạo thành một trong ba tuyên bố đầy sức thuyết phục của đạo đức học thực tiễn Khắc kỷ từ thời kỳ đầu của Đế chế La Mã; hai tuyên ngôn còn lại là Những lá thư của Seneca và Meditations (Suy tưởng) của Marcus Aurelius. Về phương diện nào đó, tác phẩm của Epictetus là quan trọng nhất. Epictetus, không giống như hai nhà tư tưởng kia, ông là một giáo viên Khắc kỷ chính thống và là một trong những người nổi tiếng nhất ở thời của ông.
Discourses (Những bài thuyết giảng) và Handbook (Cẩm nang thư) là hai tác phẩm sinh động, thẳng thắn, đầy sức thuyết phục và thách thức, được thể hiện theo cách gần gũi, dễ hiểu với nhiều người. Chúng đặt ra các nguyên tắc đạo đức cốt lõi của chủ nghĩa Khắc kỷ dưới hình thức được thiết kế để giúp mọi người áp dụng chúng vào thực tiễn và sử dụng chúng làm nền tảng để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp của con người. Một thông điệp chính đó là cơ sở của hạnh phúc hay an lạc đều ‘tùy thuộc ở chúng ta’ và tất cả chúng ta đều có khả năng hướng đến trạng thái này, bất chấp bối cảnh xã hội đặc thù hay cá tính của chúng ta. Một chủ đề có liên quan ấy là để đạt được tiến bộ theo chiều hướng này đòi hỏi sự kết hợp giữa việc suy ngẫm, phê phán và nỗ lực không ngừng nghỉ, đặc biệt ở chỗ đưa những nguyên tắc của chúng ta vào hành động và các mối quan hệ của ta. Epictetus cũng nhấn mạnh rằng khả năng này tạo thành một phần quan trọng và không thể tách rời của những gì khiến cho con người trở nên đặc biệt trong Vũ trụ tự nhiên, cũng như là biểu hiện xuất sắc của những gì ‘thần thánh’ trong chúng ta.
Discourses của Epictetus là tác phẩm được đọc rộng rãi nhất và có sức ảnh hưởng nhất trong tất cả các tác phẩm của trường phái Khắc kỷ, từ thời cổ đại trở đi. Chúng vẫn phát biểu một cách hùng hồn với độc giả thời hiện đại và đã mang một ý nghĩa mới trong những năm gần đây, làm nền tảng cho ‘những chỉ dẫn trong cuộc sống’ và trị liệu tâm lý nhận thức.
Tag:Christopher Gill,Robin Hard