Fujiwara Masahiko là nhà toán học, giáo sư danh dự Đại học Ochanomizu, đồng thời cũng là nhà phê bình, người viết tiểu luận có tiếng tại Nhật Bản.Ông từng dạy ba năm ở đại học của Mĩ, “nơi mọi sự được quyết định duy nhất bởi tác dụng của sự logic”, và ngay lập tức say mê lối tư duy kiểu Mỹ.
Sau một năm sống tại Anh, nơi “tập quán, truyền thống, sự thành thật và hài hước của cá nhân được coi trọng hơn logic, người Anh “rất coi trọng truyền thống đến độ họ có thể tìm ra niềm hạnh phúc khi họ ở trong căn phòng giống như thời của Newton”, Fujiwara Masahiko dần quan tâm đến vị trí của cảm xúc, hình thức và hạ thấp địa vị của lôi tư duy logic. Cảm xúc “là sự nhớ thương, cảm động – những thứ được tạo ra và nuôi dưỡng bởi giáo dục”. Hình thức ở đây chủ yếu là tiêu chuẩn hành động đến từ tinh thần võ sĩ đạo”.
Fujiwara Masahiko cho rằng “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những người Nhật bị giáo dục làm cho mất đi lòng tự hào, sự tự tin đối với Tổ quốc và trở nên yếu đuối đã quên hết “cảm xúc và hình thức” có nguồn gốc xa xưa của nước mình, thứ rất đáng tự hào trước thế giới và bán thân cho sự “logic và lý tính” của Âu Mĩ, thứ đại diện cho kinh tế thị trường.
Vì vậy, Nhật Bản đã mất đi đặc trưng quốc giá của mình. Nhật Bản đã mất đi “phẩm cách của quốc gia”. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là thứ làm cho thế giới trở nên thuần nhất.Tôi cho rằng người Nhật nên cương quyết chống lại xu hướng này của thế giới. Không được để nước mình trở thành một nước thông thường. Trong thế giới bị cai trị bởi Âu, Mĩ, nó phải là một nước NHẬT BẢN DUY NGÃ ĐỘC TÔN”.
Với những quan điểm đi ngược lại với xu hướng của số đông, PHẨM CÁCH QUỐC GIA trở thành một cuốn sách mang lại nhiều tranh luận trái chiều, nhưng đồng thời cũng là cuốn sách vô cùng cuốn hút, bằng chứng là chỉ trong vòng nửa năm sau khi ra sách cuốn sách đã bán được trên 2,67 triệu. Đến năm 2006, từ “phẩm cách” đã giành được giải thưởng cho “từ ngữ mới được lưu hành phổ biến”.
PHẨM CÁCH QUỐC GIA gồm 7 chương: Giới hạn của tinh thần lý tính cận đại; Nếu chỉ có “logic” thế giới sẽ phá sản; Hoài nghi tự do bình đẳng, dân chủ; Nhật Bản, quốc gia của “cảm xúc và hình thức”; Phục hồi tinh thần võ sĩ đạo; Tại sao “tình cảm và hình thức lại quan trọng; Phẩm cách quốc gia.
Fujiwara Masahiko phản đối việc quá coi trọng chủ nghĩa thực lực:“Tiền đề của chủ nghĩa nguyên lý thị trường là “cạnh tranh công bằng”. Khi cạnh tranh công bằng người thắng sẽ giành được toàn bộ lợi ích. Nếu nói bằng tiếng Anh thì sẽ thành “Winner takes all”. Bởi đó là kết quả của việc cạnh tranh công bằng nên việc này không có gì là xấu. Người thắng có lấy toàn bộ cũng không sao.Logic của nó là như thế.Tuy nhiên, logic này lại chạm tới sự “hèn hạ” theo quan niệm của “tinh thần võ sĩ đạo” mà tôi sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. Việc kẻ lớn tranh giành hơn thua với kẻ yếu là điều hèn hạ.Kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu cũng là sự hèn hạ.Tinh thần võ sĩ đạo dạy chúng ta như thế.”
Fujiwara Masahiko phê phán chuyện học bắt buộc tiếng Anh từ tiểu học và coi trọng việc giáo dục quốc ngữ.“Tôi cho rằng dạy tiếng Anh từ tiểu học là phương pháp hiệu quả nhất để tiêu diệt tiếng Nhật. Khi bắt đầu dạy tiếng Anh ở các trường công lập thì nước Nhật sẽ không còn người quốc tế nữa. Tiếng Anh chẳng qua chỉ là phương tiện để giao tiếp. Để trở thành người thông dụng có tính chất quốc tế thì trước tiên phải nắm chắc tiếng mẹ đẻ”.
Fujiwara Masahiko nhấn mạnh việc “cần phải cưỡng ép đọc sách mạnh mẽ hơn”, “mục đích của giáo dục là giáo dục nên những trẻ em tự tay mình với đến sách: “Dạy tiếng Anh ở tiểu học→học sinh có thể nói giỏi tiếng Anh→trở thành người quốc tế”. Chỉ có hai bước mà thôi. Rất dễ hiểu.Vì vậy quốc dân đã ủng hộ cuồng nhiệt.Tuy nhiên, xác suất đúng của bước thứ nhất là dưới 0.1. Cho dù là người Mĩ đi nữa thì trong 10 người cũng chỉ có 1 người có thể gọi là người quốc tế vì thế bước tiếp theo cũng chỉ có xác suất dưới 0.1. Khi nhân lên thì kết quả là dưới 0.01 và trở thành logic có độ tin cậy thấp.Cả logic ngắn như thế này cũng nguy hiểm. Cùng là logic hai bước nhưng logic “tăng cường môn Quốc ngữ ở trường tiểu học và trung học cơ sở→khuyến khích đọc sách→làm phong phú nội dung bên trong con người→trở thành người quốc tế” có độ tin cậy cao hơn.”
Fujiwara Masahikocho rằng có bốn chỉ dấu để nhận biết một quốc gia có phẩm cách: Độc lập và không bị phụ thuộc; Đạo đức cao; Ruộng vườn đẹp đẽ; Sự xuất hiện liên tục của các thiên tài. Đằng sau “môi trường sinh ra thiên tài” là sự phát triển rực rỡ của văn hóa: “Khi nhìn xem hoạt động toán học, văn học, văn nghệ phát triển như thế nào thì sẽ biết được sức mạnh tiềm tàng của quốc gia đó. Bình thường người ta sẽ không nhìn bằng cái nhìn như thế. Lý luận kiểu như “Sự phát triển kinh tế 10 năm gần đây rất ấn tượng vì thế mà nước này từ giờ trở đi sẽ trở thành quốc gia tuyệt vời” sẽ là dòng chủ lưu. Các bạn đừng mắc lừa khi nghe những lời như thế trên tivi hay đọc thấy trên báo”
Dư luận
“Lúc đầu tôi nghĩ sách này chỉ đơn giản là sách ca ngợi cái tốt của Nhật Bản thôi nên đã tránh nó trong một thời gian dài và sau đó thì ngẫu nhiên có nó trong tay. Khi đọc nó, tôi nhận ra đây là cuốn sách ẩn chứa sự quan sát sâu sắc và nền tảng văn hóa cao. Cuốn sách đã nhìn thấy thế giới trước 10 năm kể từ thời điểm cuốn sách được viết ra năm 2005”
(Độc giả Yuki)
Tôi đã rất choáng váng với tiêu đề “Phẩm cách quốc gia”. Một tiêu đề thật ấn tượng. Tôi cũng thật ngạc nhiên khi ở phần “Lời nói đầu” tác giả viết lôgic không phải là thứ tuyệt đối đúng đắn. Bởi vì tôi đã từng nghĩ rằng nhà toán học ở ý nghĩa nào đó là kiểu người coi trọng “lôgic”.
( Độc giả Touxia)
Tôi được bố đưa cho cuốn sách này khi còn là sinh viên đại học. Đương thời, cho dù đang là sinh viên tôi rất ghét đọc và trong thời gian dài không đọc gì cả. Nhưng lần này vì nghĩ là cuốn sách của bố ở quê hương xa xôi tặng nên tôi đã đọc mà không nghĩ đến chuyện thích hay không thích. Nhờ đọc nó tôi đã cảm nhận lại được những gì mình có từ lúc sinh ra trong tư cách là người Nhật và cảm nhận được sự quý giá của văn hóa, cảm xúc người người Nhật. Giá như, vào thời còn là sinh viên tôi đọc sách chu đáo thì có thể lẽ sống của tôi đã khác.
(Độc giả khuyết danh)
“Cuốn sách đã làm cho tôi nhớ lại những thứ đã bị lãng quên trong cuộc sống đời thường hối hả”
Một lần nữa tôi lại cảm thấy biết ơn mình đã sinh ra là người Nhật. Tôi muốn mình sẽ nhìn lại những điểm tốt của Nhật Bản đang bị lãng quên.
Masa.
Một trong những cuốn sách tôi rất thích và đã đọc không biết bao lần vẫn thấy thú vị. Sách có vẻ khó nhưng khi đọc thì thật bất ngờ thấy nó sâu sắc và làm cho cả thế hệ trẻ cảm động.
Khuyết danh
Tôi, người bình thường không bao giờ đọc sách, đã đọc nó đến chữ cuối cùng và thấy thật thú vị.
Takada Koji
“Phảm cách quốc gia”-một chủ đề thuộc phía thượng tầng. Nhưng, các luận điểm rất rõ ràng và nội dung thì thú vị khiến tôi đã đọc xong trong chỉ hai ngày.
Tamagawa
Tag:Fujiwara Masahiko