Thôi Làm Tổn Thương Mình
Lòng tự trọng giả tạo
Lòng tự trọng đã trở thành chủ đề của thời đại ngày nay. Đây có thể là chuyện tốt, bởi vì nó chứng tỏ có rất nhiều người đang mong muốn tìm lại “cái tôi” của mình. Đi tìm chính mình là một nhu cầu thuộc về bản năng của con người. Đó là một mục tiêu đẹp đẽ và xứng đáng để chúng ta theo đuổi trong đời. Và như vậy, điều quan trọng là cần phải nhận ra điều gì làm nên “cái tôi” thật sự. Bạn không nên dễ dàng bỏ cuộc khi theo đuổi “cái tôi chân chính” chỉ vì hiện thực quá khó khăn, vất vả. Bạn cũng không được say mê “cái tôi giả tạo” để không trở nên tầm thường trong mắt người khác.
Nhưng vì lòng tự trọng mà ai cũng tự thấy mình tầm thường, đến mức câu nói “Đố kị tức là thua” đã trở nên phổ biến. Và sẽ mệt mỏi hơn nữa nếu bạn để mình tụt lại phía sau trong một cuộc cạnh tranh hoặc khi bạn rơi vào cảm giác bất lực không lối thoát.
Lòng tự trọng giả tạo phổ biến trong xã hội Hàn Quốc là do thể chế chủ nghĩa tân tự do chỉ chăm chăm tăng cường sức cạnh tranh và thúc đẩy năng suất.
Thôi Làm Tổn Thương Mình - Cuốn sách dành cho những ai đang có nhiều vết thương lòng
Thông qua việc phân biệt lòng tự trọng thật sự và lòng tự trọng giả tạo, tác giả Jun Mee Kyung – là một giảng viên y khoa chuyên về sức khỏe tâm thần đã viết nên cuốn sách “Thôi Làm Tổn Thương Mình”. Cuốn sách này là câu chuyện kể về tất cả chúng ta, những người đang sống mà quên mất hạnh phúc là gì. Những bạn trẻ đang mang trong mình nỗi thất vọng, những vết thương và đang dần mất đi lòng tự trọng, hãy một lần đọc nó vì quyển sách này sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết về lòng tự trọng thật sự, từ đó cấu trúc xã hội cũng như hệ thống giáo dục cũng sẽ được cải thiện theo cách tương xứng Tác giả mong muốn mỗi chung ta tự tin hơn về bản thân, biết rõ bản thân là ai, không so sánh bản thân với người khác, không khao khát sự công nhận và sống cuộc đời hạnh phúc hơn.
Một số nội dung được đề cập trong sách I Don’t Hurt Myself:
- Phân biệt lòng tự trọng giả tạo, lòng tự trọng thật sự.
- Tạo dấu ấn cá nhân.
- Năm bước xây dựng lòng tự trọng (có trải nghiệm tích cực, học hỏi từ những mentor tốt, tích lũy thông tin/kiến thức hợp lý và đúng, nâng cao trực giác, nuôi dưỡng năng lực hành động)
- Biểu hiện của những người có lòng tự trọng thấp.
Mong rằng những bạn trẻ đang mang trong mình những vết thương do lòng tự trọng giả tạo gây ra, sau khi đọc quyển sách “Thôi Làm Tổn Thương Mình” này, sẽ có thể tự mình đứng dậy, có được lòng tự trọng thật sự và có thể đồng cảm với người khác.