Combo Sách: Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất + Khi Mọi Thứ Sụp Đổ

Thương hiệu: AZ Việt Nam Mã sản phẩm: Đang cập nhật
¥2,550 ¥4,250
-40%
(Tiết kiệm: ¥1,700)

Combo Sách: Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất + Khi Mọi Thứ Sụp Đổ ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

  • Mua trực tiếp tại cửa hàng iShite Book Tokyo
  • Đặt sách online toàn Nhật Bản 2-4 ngày
  • Xem Tarot Online - Offline
  • Đơn sách trên 20000yen được xem Tarot miễn phí 30 phút

NHẬP MÃ: ISJ300

Bạn sẽ được giảm 300Yen cho đơn hàng từ 8000
Điều kiện
- Giá trị đơn hàng tối thiểu ¥8000.
- Mỗi khách hàng được sử dụng tối đa 1 lần.

NHẬP MÃ: ISJ500

Bạn sẽ được giảm 500yen cho đơn hàng từ ¥10000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥10.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.

NHẬP MÃ: ISJ1000

Bạn sẽ được giảm 1000yen cho đơn hàng từ ¥18.000
Điều kiện
- Đơn hàng giá trị tối thiểu ¥18.000.
- Chỉ áp dụng 1 mã giảm giá trên một đơn hàng.
  • Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
    Ship siêu tốc toàn Nhật Bản 1- 4 ngày
  • Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
    Rẻ mỗi ngày - Không chỉ một ngày
  • Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
    Thanh toán chuyển khoản - Paypay - Linepay - Daibiki linh hoạt
Phương thức thanh toán

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

1. Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất
 
Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất Trong cuộc sống ngày nay, con người mặc dù được đáp ứng những nhu cầu cơ bản và còn được thụ hưởng nhiều tiện nghi của đời sống hiện đại; thế nhưng chúng ta vẫn luôn mong muốn tìm kiếm nhiều hơn những giá trị từ cuộc sống. Dù bạn mua một chiếc xe mới, tận hưởng một kỳ nghỉ tuyệt vời, được tăng lương hay trở thành người nổi tiếng – thì điều bạn mong đợi nhất vẫn là cảm giác hài lòng và hạnh phúc. Và cuốn sách này tập trung nhiều vào nhu cầu hạnh phúc vì quả thật con người ngày nay không có mong ước nào mãnh liệt hơn ước mong tìm được niềm hạnh phúc đích thực. Với Happy for No Reason – Khi mọi điểm tựa đều mất, tác giả Marci Shimoff đã có một cuộc cách mạng về quan niệm hạnh phúc. Trong khi phần lớn những quyển sách ở thể loại này hướng vào việc giúp con người tìm kiếm hạnh phúc từ những yếu tố bên ngoài thì Happy for No Reason lại hướng vào những yếu tố nội tâm. Nhờ vậy, bạn sẽ tìm thấy những phương thức tuy đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu giúp bạn trải nghiệm một cảm xúc mới – hạnh phúc tự thân – bất kể mọi tác động tiêu cực từ bên ngoài. Quyển sách sẽ gửi đến bạn nền tảng cơ bản nhất, giúp bạn duy trì một trạng thái hạnh phúc bền vững và trọn vẹn. Thông qua một nghiên cứu được trình bày trong cuốn sách chúng ta nhận ra rằng: 50% giới hạn hạnh phúc được quy định do kiểu gen, phần còn lại là do chúng ta tích lũy. Và trong 50% còn lại chỉ 10% trong số đó là phụ thuộc vào những yếu tố như: sự giàu có, tình trạng hôn nhân và công việc; còn 40% cuối cùng là kết quả của những suy nghĩ, cảm giác, ngôn từ và hành động của con người. Đọc cuốn sách để thấy rằng hạnh phúc là điều vô cùng giản dị và gần gũi bởi vì nó ở ngay bên trong mỗi chúng ta, ta không đi tìm hoặc nắm bắt hạnh phúc mà chúng ta rèn luyện để có được hạnh phúc. Vì vậy chúng ta hãy ngưng việc theo đuổi một điều không có kết quả và tốt hơn là nên bắt đầu rèn luyện để có được hạnh phúc bằng cách hình thành và trau dồi những thói quen. Những trải nghiệm có thật trong cuộc sống cũng như những nghiên cứu của tác giả đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của tác giả về hạnh phúc. Theo đó, có bảy bước rất đơn giản giúp bạn trải nghiệm niềm hạnh phúc đích thực. Với hình ảnh Ngôi nhà ẩn dụ cho cuộc sống con người, tác giả đã mượn hình ảnh này làm biểu tượng cho ý tưởng của mình: bảy bước để xây dựng “ngôi nhà hạnh phúc”. Bảy bước này có liên quan đến bảy đối tượng mà bạn cần quan tâm trong cuộc sống của mình: sức mạnh bản thân, tinh thần, con tim, cơ thể, tâm hồn, mục tiêu và con người. Mỗi bước bao gồm ba thói quen hạnh phúc cùng những bài tập có tác dụng giúp bạn nâng cao xúc cảm hạnh phúc của bản thân. Và chỉ cần trải nghiệm từng trang trong cuốn sách này, bạn sẽ tự mình tìm ra phương pháp sở hữu niềm hạnh phúc đích thực trong suốt quãng đời còn lại của mình. Báo chí nói gì về cuốn sách này: “Người đọc sẽ tìm thấy những phương thức đơn giản nhưng hữu hiệu để có được hạnh phúc tự thân, bất chấp mọi tác động bên ngoài. Cuốn sách cho ta thấy hạnh phúc là điều vô cùng giản dị và gần gũi, vì nó ở sẵn bên trong mỗi chúng ta. Không cần đi tìm hoặc phải “cố gắng” nắm bắt hạnh phúc, mà chúng ta “rèn luyện” bản thân để có được hạnh phúc.”  - Khi mọi điểm tựa đều mất (Thanh Niên) “Cuốn sách được đánh giá là một cuộc cách mạng về quan niệm hạnh phúc. Trong khi phần lớn những quyển sách ở thể loại này hướng vào việc giúp con người tìm kiếm hạnh phúc từ những yếu tố bên ngoài, thì “Khi mọi điểm tựa đều mất” lại hướng vào những yếu tố nội tâm.” – Khi mọi điểm tựa đều mất (VTV News) Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách này: "Với Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất, Marci Shimoff đã có một cuộc cách mạng về hạnh phúc. Cuốn sách này trình bày một cách tiếp cận rộng rãi, dứt khoát để trở nên thực sự hạnh phúc kết hợp chiều sâu tinh thần tuyệt vời, nghiên cứu đỉnh cao và thực tiễn tâm lý. Tôi chắc chắn rằng bạn làm theo các thực hành trong cuốn sách mới rực rỡ của cô ấy, bạn cũng sẽ biểu lộ một đời hạnh phúc. " - Jack Canfield, tác giả bộ sách Chicken soup for the soul "Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất cung cấp bảy bước rõ ràng, mạnh mẽ và hiệu quả mà bạn có thể thực hành để hạnh phúc hơn ngay bây giờ!" -  John Gray, tác giả của Đàn ông sao hỏa, đàn bà sao kim "Bạn không thể phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài để có được hạnh phúc lâu dài. Điều này phải đến từ bên trong bạn. Dựa trên nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm của những người thực sự hạnh phúc, Khi Mọi Điểm Tựa Đều Mất chỉ cho bạn từng bước làm thế nào để nâng cao hạnh phúc của chính bạn." - Mehmet C. Oz, đồng tác giả của You: On a Diet và You: Staying Young Về tác giả Marci Shimoff là một trong những chuyên gia thúc đẩy tinh thần và là một diễn giả chuyên nghiệp, bà đã truyền đến mọi người thông điệp về một cuộc sống diệu kỳ đầy sắc màu. Trong hơn hai mươi năm, bà đã được nhiều người công nhận và tôn vinh vì sự sẻ chia những phương pháp hiệu quả nhằm giúp mọi người có được sự thành công và thỏa mãn những khát vọng, đam mê. Là nhà quản lý và đồng sáng lập tổ chức The Esteem Group, Marci đã thực hiện nhiều buổi nói chuyện chuyên đề và diễn thuyết về kỹ năng trình bày, kỹ năng thúc đẩy bản thân cho các doanh nghiệp, các hiệp hội phụ nữ cũng như các tổ chức chuyên nghiệp hay phi lợi nhuận. Marci là thành viên sáng lập và đang làm việc trong ban chấp hành của tổ chức Transformational Leadership Council, một tổ chức gồm 100 nhà lãnh đạo tài năng giúp cho hơn 10 triệu người phát huy những sở trường của mình. Marci đã dành cả đời mình để thỏa mãn khát vọng được giúp đỡ mọi người có một cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Carol Kline là đồng tác giả của năm quyển sách trong loạt sách Chicken Soup for the Soul, bao gồm Chicken Soup for the Dog Lovers’s Soul và Chicken Soup for the Cat Lovers’s Soul, và quyển Chicken Soup for the Mother’s Soul là quyển bán chạy nhất theo bình chọn của tờ New York Times. Năm 2006, bà cùng với Jack Canfield và Gay Hendricks viết nên quyển You’ve Got to Read This Book: 55 People Tell the Story of the Book That Changed Their Life (55 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống). Carol là một nhà văn, nhà biên tập tự do từ năm 1980, bà có bằng cử nhân văn chương và chuyên về văn tường thuật phi tiểu thuyết cũng như các dòng sách self-help. Bà cũng viết bài cho báo, tạp chí, và bên cạnh những sách Chicken Soup của mình, bà cũng đóng góp những câu chuyện và thực hiện biên tập cho rất nhiều cuốn thuộc bộ sách Chicken Soup for the Soul. Carol đồng thời cũng là một diễn giả, người dẫn chương trình trong các hội thảo về lòng tự trọng. Từ năm 1975, bà còn là người phụ trách các chương trình giúp kiểm soát trạng thái căng thẳng tinh thần.
2.  Khi Mọi Thứ Sụp Đổ

Lời chia sẻ của tác giả Pema Chodron gửi tới các bạn đọc cho cuốn sách “Khi mọi thứ sụp đổ: When things fall apart – Lời khuyên chân thành trong những thời điểm khó khăn:

“Năm 1995, tôi nghỉ phép một năm. Suốt 12 tháng, tôi gần như không làm gì cả. Với tôi, đó là khoảng thời gian mang đến nhiều cảm hứng tâm linh nhất trong cuộc đời. Tất cả những gì tôi làm là thư giãn. Tôi đọc sách, leo núi và ngủ. Tôi nấu và ăn, thiền định và viết sách. Tôi không có thời gian biểu hay lịch trình nào, cũng không có những “việc nên làm”. Trong suốt khoảng thời gian hoàn toàn tự do và thoải mái khám phá này, tôi đã thấu suốt được nhiều điều. Tôi bắt đầu thư thả đọc lại hai thùng các-tông chứa những bản ghi chép thô chưa qua chỉnh sửa, đó là những bài giảng của tôi từ năm 1987 đến năm 1994. Không như những bài giảng trong khóa thiền định một tháng Dathun đã được viết lại trong cuốn The Wisdom of No Escape (tạm dịch: Trí tuệ từ việc không trốn chạy) và những bài giảng giáo lý lojong (các phương pháp luyện tâm) trong cuốn Start Where You Are (tạm dịch: Bắt đầu từ chính nơi bạn đang đứng), những bài giảng này dường như không cùng một chủ đề. Thi thoảng tôi lại xem qua một vài bản ghi chép. Những lời giảng với đủ mọi hình thái từ mô phạm đến thú vị. Tôi cảm thấy thích thú lẫn ngượng ngùng trước vô khối những từ ngữ từng được thốt ra bởi chính mình. Dần dần, khi đọc thêm, tôi bắt đầu thấy ở một góc độ nào đó, dù tôi chọn chủ đề nào, dù thuyết pháp ở đất nước nào, hay tại thời điểm nào, tôi đã không ngừng giảng về cùng một thứ: Tính cấp thiết của việc phát triển tình yêu và sự tử tế cho bản thân, hay maitri, và từ đó thức tỉnh thái độ bi mẫn1 không sợ hãi trước khổ đau của bản thân mình và người khác. Đâu đó đằng sau mỗi bài giảng là cùng một góc nhìn: Chúng ta có thể bước vào một lãnh địa chưa được khai phá và thả lỏng trong hoàn cảnh bấp bênh của mình. Một chủ đề tiềm ẩn khác là hóa giải căng thẳng trong xu hướng phân biệt nhị nguyên giữa chúng ta và họ, giữa đây và kia, tốt và xấu, bằng cách nghênh tiếp những gì chúng ta thường né tránh. Thầy tôi, Chögyam Trungpa Rinpoche, đã mô tả phương pháp này là “tựa vào những điểm sắc nhọn”. Trong suốt quãng thời gian bảy năm đó, tôi nhận ra, tôi đã cố gắng thấu hiểu và truyền đạt những chỉ dẫn đầy mạnh mẽ và hữu ích mà thầy Trungpa Rinpoche đã dạy cho học trò.

Đi sâu vào các ghi chép, tôi thấy mình vẫn còn nhiều việc cần làm để thật sự thể hiện hết lòng cảm kích của mình trước những gì tôi được dạy. Bằng cách áp dụng lời khuyên của thầy Rinpoche vào thực hành một cách tốt nhất có thể, cùng với nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm về con đường mình đã đi qua với tư cách là một người học trò, tôi đã hiểu và tìm thấy sự hài lòng cùng hạnh phúc giản đơn mà tôi chưa từng biết đến. Tôi cười sảng khoái khi nhận ra điều này, như tôi vẫn thường nói, kết bạn với những con quỷ trong ta cùng nỗi bất an đi kèm với chúng mở ra cho chúng ta một niềm vui và trạng thái thư giãn thật giản đơn.

Khoảng giữa kỳ nghỉ, Emily Hilburn Sell, biên tập viên của tôi bất chợt hỏi liệu tôi có những bài giảng nào khác để tập hợp thành một cuốn sách thứ ba không. Tôi đã gửi mấy thùng ghi chép đó cho cô ấy. Cô đọc qua và thấy được truyền cảm hứng đủ để thông báo với nhà xuất bản Shambhala: “Chúng ta sẽ có một cuốn sách mới.”

Trong sáu tháng kế tiếp, Emily đã sàng lọc, rồi thay đổi, xóa, rồi chỉnh sửa, còn tôi thì có đặc ân đi sâu vào mỗi chương và điều chỉnh theo cách mình cảm thấy hài lòng nhất. Ngoài những lúc nghỉ ngơi, ngắm nhìn biển cả hay thả bộ trên những con đồi, tôi lại đắm mình trong những bài giảng. Có lần Rinpoche khuyên tôi: “Hãy thư giãn và viết.” Lúc đó chẳng có vẻ gì là tôi sẽ làm những chuyện đấy cả, nhưng sau nhiều năm, lúc này đây tôi đang đi theo những chỉ dẫn của thầy.

Kết quả của quá trình hợp tác với Emily và một năm chẳng làm gì của tôi chính là cuốn sách này.

Nguyện cho nội dung cuốn sách sẽ mang đến động lực để bạn lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống và khắc sâu trong mình những bài học về lòng chân thành, sự tử tế và tinh thần can đảm. Nếu cuộc sống của bạn rối ren và căng thẳng, bạn sẽ tìm thấy nơi đây những lời khuyên cho chính mình. Nếu cuộc sống của bạn đang trải qua những chuyển biến lớn, khổ đau mất mát, hay chỉ là những quay cuồng rất đời thường, thì những bài học này là dành riêng cho bạn. Điểm mấu chốt là tất cả chúng ta đều cần được nhắc nhở và khích lệ để thư giãn trước bất cứ điều gì xảy đến và mang mọi thứ chúng ta đối mặt vào con đường tâm linh.

Đưa những chỉ dẫn này vào thực hành là chúng ta đã gia nhập một dòng truyền thừa của biết bao nhiêu bậc đạo sư, thầy và trò, những người đã mang Phật Pháp vào chính những thăng trầm trong cuộc sống thường nhật của họ.

Cũng như những người đi trước đã làm bạn với bản ngã và khám phá tâm trí tuệ của mình, chúng ta cũng có thể làm được điều tương tự.

Tôi xin gửi lời tri ân đến Trì Minh Vương Chögyam Trungpa Rinpoche, người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho Phật Pháp, người đã hết sức quan tâm đến việc trao truyền tinh túy của Phật Pháp tới người phương Tây. Nguyện cho nguồn cảm hứng tôi nhận được từ thầy lan truyền rộng rãi.

Nguyện cho chúng ta, cũng như ngài sống cuộc đời của một bậc Bồ Tát, và nguyện chúng ta không quên lời tuyên ngôn của ngài: “Hỗn loạn nên được xem là một tin cực kỳ tốt lành.”

Tu viện Gampo Pleasant Bay, Nova Scotia, 1996

MỤC LỤC:

Lời giới thiệu

1. Chạm đến nỗi sợ

2. Khi mọi thứ sụp đổ

3. Chính khoảnh khắc hiện tại là người thầy hoàn hảo

4. Thả lỏng tự nhiên

5. Không bao giờ là quá trễ

6. Không gây hại

7. Tuyệt vọng và cái chết

8. Tám pháp thế gian

9. Sáu kiểu cô đơn

10. Hiếu kỳ về sự tồn tại

11. Không loạn động và bốn chướng ma

12. Trưởng thành

13. Nới rộng vòng tròn cảm thông

14. Thứ tình yêu không chết

15. Đi trái với lẽ thường

16. Những người phục vụ hòa bình

17. Quan điểm

18. Những chỉ dẫn mật truyền

19. Ba phương pháp làm việc với sự hỗn loạn

20. Thủ thuật “Khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác”

21. Quay ngược vòng luân hồi

22. Đường đi là đích đến

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Chạm đến nỗi sợ

Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên để tiến gần hơn tới chân lý

Hành trình nội tâm và điều tất yếu của nỗi sợ

Bước chân vào hành trình tâm linh giống như bước vào một chiếc thuyền rất nhỏ và ra khơi để đi tìm những vùng đất mới. Càng để tâm vào thực hành, chúng ta càng có thêm động lực, nhưng đồng thời trước sau gì, chúng ta cũng phải đối mặt với nỗi sợ. Để chạm đến những cột mốc mới, người ta phải vượt qua những giới hạn cũ, đó là điều tất yếu. Như những nhà thám hiểm của bất kỳ chuyến hành trình nào khác, chúng ta dấn thân khám phá những điều bí ẩn đang chờ đợi phía trước mà không chắc liệu mình có đủ dũng khí đối diện nó hay không.

Nếu thấy thích thú và quyết định tìm hiểu Phật Pháp, chúng ta nhất định sớm gặp được những hướng tiếp cận khác nhau. Trong thiền tuệ, chúng ta thực tập chánh niệm, hoàn toàn có mặt ở hiện tại trong tất thảy mọi hành động và suy nghĩ. Với Thiền tông, chúng ta học giáo lý về tánh không và phải nỗ lực để kết nối với sự sáng suốt, cởi mở không giới hạn của tâm trí. Giáo lý Kim Cang thừa giới thiệu khái niệm làm việc với dòng năng lượng trong tất cả mọi tình huống, nhìn mọi thứ nảy sinh không tách biệt khỏi trạng thái tỉnh thức. Bất cứ cách tiếp cận nào kể trên cũng đều khích lệ và khiến ta hăng hái khám phá nhiều hơn, nhưng nếu muốn tiến sâu và thực hành không thối chuyển, thì đến một lúc nào đó, trải nghiệm nỗi sợ là điều chúng ta không thể nào tránh khỏi.

Sợ hãi là một trải nghiệm phổ biến. Thậm chí loài côn trùng nhỏ nhất cũng biết sợ. Nhúng tay qua làn nước thủy triều, đưa ngón tay lại gần đám hải quỳ mở cánh, chúng sẽ lập tức khép lại. Mọi thứ diễn ra một cách tự phát. Sợ hãi khi đối diện với những điều chúng ta không biết chẳng phải là điều gì đáng xấu hổ. Nó chỉ là một phần của bản năng sinh tồn, tất cả chúng ta đều giống nhau. Chúng ta phản kháng với khả năng bị cô đơn, với cái chết, với việc không còn gì để có thể bám vào hay víu lấy. Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên để tiến gần hơn tới chân lý.

Một khi quyết định không rời bước dù chuyện gì xảy ra, những gì chúng ta đã kinh qua sẽ trở nên rõ ràng sống động. Mọi thứ sáng tỏ hơn khi ta không còn nơi nào để chạy trốn.

[…]

SẢN PHẨM CÙNG PHÂN KHÚC GIÁ

SẢN PHẨM ĐÃ XEM